Đăng nhập
ruou bau da thanh tam
Trang chủ»Tin tức»Đặc sản Bình Định | Tin tức»Bài viết về rượu »Quy trình nấu rượu Bàu Đá Bình Định

Quy trình nấu rượu Bàu Đá Bình Định

QUY TRÌNH NẤU RƯỢU BÀU ĐÁ THEO PHƯƠNG PHÁP CỔ TRUYỀN

Rượu bàu đá Thành Tâm sử dụng phương pháp nấu rượu cổ truyền, phức tạp và độc đáo. Từ lúc bắt đầu ủ nguyên liệu cho đến lúc ra thành phẩm phải mất từ 5-7 ngày.

Phương pháp nấu rượu truyền thống nói một cách đơn giản có thể phân làm 3 giai đoạn như sau:

 

quy-trinh-san-xuat-ruou-bau-da

Quy trình sản xuất rượu Bàu Đá Bình Định

 
Chuẩn bị: 
+ Nguyên liệu: gạo, nếp, đậu xanh (tuỳ theo loại rượu bàu đá cần nấu)
+ Men
+ Nước tại làng Bàu Đá
Giếng nước tại làng Bàu Đá

Bước 1: nấu cơm và trộn men:

Gạo vo sạch cho vào một cái nồi to để nấu thành cơm, gạo này đều sản xuất tại làng Bàu đá và các vùng lân cận. Cơm nấu xong được trải đều ra một cái nia lớn để nguội. Trong khi chờ cơm nguội, người nấu rượu tiến hành giã nhỏ men rượu và khi cơm nguội thì rưới đều men lên cơm.

Trải cơm để nguội rồi rưới men lên.

Bước 2: Ủ cơm rượu:

Bỏ hỗn hợp cơm trộn men vào chum, vò… ủ kín trong vòng 3 ngày để lên men.

Sau 3 ngày được lên men, cơm rượu sẽ có mùi thơm đặc trưng, đổ thêm nước được lấy tại làng bàu đá vào và ủ tiếp 2-3 ngày nữa. ( Cùng công thức này nhưng lấy nước ở chỗ khác thì nấu sẽ không ra được vị thơm ngon đặc biệt của rượu Bàu Đá)

Bỏ cơm rượu vào xô ủ. 

Bước 3: Nấu rượu:

Cho cơm rượu vào nồi đun sôi, sau đó giảm lửa liu riu để chưng cất rượu, hơi rượu bay qua ống tre nối từ nồi nấu sang bộ phận ngưng tụ, tại đây hơi rượu gặp lạnh sẽ hóa lỏng và được hứng vào chai. Thời gian nấu một mẻ rượu mất từ 5-6 tiếng, rượu được chưng cất thủ công qua một dây chuyền khép kín nên giữ được trọn vẹn sự tinh khiết và đậm đà

  

lo nau ruou bau da

Lò nấu rượu Bàu Đá

Rượu bàu đá sau khi được chưng cất xong, cơ sở rượu Bàu Đá Thành Tâm sẽ ủ rượu từ 3-6 tháng để khử andehit (là chất gây sốc và đau đầu khi uống rượu, bia) và làm cho rượu êm hơn rồi mới đóng chai đưa ra thị trường tiêu thụ.

ruou bau da Thanh Tam

Trong quá trình thực hiện, chỉ cần một sơ sót nhỏ cũng có thể bỏ cả mẻ rượu nên người nấu rượu phải làm tỉ mỉ tất cả các công đoạn:

+ Tùy vào nguyên liệu gạo, nếp hay đậu xanh đòi hỏi sẽ có tỉ lệ men tương ứng, rải men phải đều để giúp quá trình lên men rượu tốt.

+ Quá trình ủ khô và ủ nước phải được ủ kín, nguồn nước phải lấy từ mạch nước ngầm tại làng Bàu Đá mới cho ra được hương vị đặc trưng của rượu Bàu Đá.

+ Nồi nấu rượu phải là nồi đồng, nắp đây bằng chậu đất nung, ống nối từ nồi rượu sang bộ phận làm lạnh bằng tre, bộ phận làm lạnh phải thay nước liên tục.

+ Lúc nấu rượu nếu để lửa quá to thì sẽ làm sít và khê cơm rượu, rượu có mùi khét và phải bỏ cả mẻ rượu này.

 

Chính vì sự tinh tế, tỉ mỉ khi nấu nên rượu Bàu Đá ngày nay đã nổi tiếng khắp cả nước và nằm trong top 10 đặc sản rượu Việt Nam. 

 

Xem thêm: 

 

Cội nguồn rượu Bầu Đá Bình Định

Rượu Bàu Đá - vàng thau lẫn lộn

Người giữ lửa cho rượu Bầu Đá

Công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “Rượu Bàu Đá”

Rượu Bàu Đá lọt vào top 10 đặc sản rượu Việt Nam

Cách phân biệt rượu Bàu Đá chính gốc

 

Từ khóa:

Cách nấu rượu bàu đá

Cách làm rượu bàu đá

Làng rượu bàu đá

Tự tạo website với Webmienphi.vn